Cá sặc gấm là loài cá ôn, hiền lành và ăn tạp nên cách nuôi cá sặc gấm cũng rất đơn giản. Vì chúng có thể thích nghi tốt với môi trường khắc nghiệt vì thế khi nuôi và chăm sóc cá sặc gấm bạn không tốn quá nhiều thời gian, không cần quan tâm nhiều đến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước như những loại cá cảnh khác. Bạn chỉ cần đảm bảo cung cấp cho chúng một môi trường nước sạch là được.
Mục Lục Bài Viết
Cá sặc gấm là cá gì?
Cá sặc gấm hay còn được họi cá sặc lửa, chúng có tên khoa học Colisa lalia và thuộc dòng cá cảnh nước ngọt, cá sặc gấm là loài cá cảnh có màu sắc đẹp, sặc sỡ và là một trong những loài cá cảnh được nhiều dân chơi cá cảnh yêu thích và tìm mua.
Cá sặc gấm thường sống trong ao hồ, đầm lầy ở những vùng Đông Bắc của Ấn Độ, Bangladesh và ở một vài nước Nam Á. Ngày nay cá sặc gấm được nuôi phổ biến khắp nơi trên thế giới do chúng có khả năng sinh sản nhanh và nhiều chủng loại đa dạng.
Cách chọn cá sặc gấm đẹp
Cá sặc gám là loài cá cảnh có màu sắc sặc sỡ hơn các loại các sặc thông thường khác. Khi chọn mua cá sặc gấm đẹp bạn càn quan sát các đặc điểm bên ngoài của cá. Chúng có thân hình oval và màu xanh pha nâu, trên mình chúng có những dãy điểm màu và được xếp thành từng đôi, những điểm màu đó gồm xanh lam, lục hay đỏ, xiên và có kích thước hẹp làm cho cá nhìn như có vạch, trông những chú cá sặc gấm như sáng lấp lánh và phát sáng trong bể cá. Khi trưởng thành những chú cá sặc gấm có thể có chiều dài đến 8,8 cm.
Chăm sóc cá sặc gấm
Trong tự nhiên, cá sặc gấm thường sống chủ yếu ở những vùng có nước tĩnh lặng, dòng nước chảy chậm, cây cối thì rậm rạp. Tuy nhiên những nơi chúng sinh sống lại thường xuyên xảy ra triều cường, mực nước và nhiệt độ có thể thay đổi thường xuyên. Chính vì điều này mà cá sặc gấm có khả năng thích nghi cao trong những môi trường khắc nghiệt như bị thiếu oxy, nhiệt độ đột ngột thay đổi,…
Nên khi bạn nuôi cá sặc gấm, bạn không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc, cũng như bạn không cần quá quan tâm đến việc: nhiệt độ, độ pH, hay độ cứng của nước đang là bao nhiêu, có thay đổi không. Bạn chỉ cần sử dụng nước máy phơi và để qua đêm, nước khử clo để nuôi cá sặc gấm là được.
Đối với bể cá cảnh giành cho cá sặc gấm, bạn chỉ cần để dòng nước chảy thật nhẹ nhàng, bạn nên trồng nhiều cây thủy sinh, việc này giúp cho cá sặc gấm có thể ẩn nấp trong các bụi cây. Ngoài ra, bạn cũng nên rải thêm cát mịn dưới đáy bể cá giúp tạo môi trường sống giống với đáy sông.
Khi nuôi cá sặc gấm không cần trang bị máy sủi oxy hay máy tạo dòng nước, quan trọng là bạn phải luôn đảm bảo nước nuôi luôn sạch, bể cá có đủ không gian cho chúng bơi lội giúp chúng trưởng thành và có thể có kích thước lên đến 16 cm. Thể tích bể cá sặc gấm lý tưởng bạn có thể tham khảo là 40 – 45 lít nước.
Tuy cá sặc gấm là loại cá dễ nuôi, chúng thích nghi tốt với nhiều điều kiện môi trường nước khác nhau, nhưng cũng nên tham khảo một số thông số dưới đây:
- Nhiệt độ: 22 đến 27 độ C (24 độ C là thích hợp nhất).
- Độ pH: 6.0 đến 8.0 (độ pH của nước máy thông thường là 7.5 đến 8.0).
- Độ cứng: 4 đến 18 dkH (độ cứng của nước máy thông thường là 7.8 dkH).
Thức ăn cho cá sặc gấm
Cá sặc gấm là loại cá cánh ăn tạp. Thức ăn bạn có thể cung cấp cho chúng là trùn chỉ, ấu trùng, loăng quăng, giáp xác hoặc thức ăn viên. Tuyệt đối bạn không được cho cá ăn thức ăn hư hỏng, đã quá hạn sử dụng, không nên cho cá sặc gấm ăn quá nhiều có thể gây thừa thức ăn dẫn đến làm ô nhiễm môi trường nước.
Cá sặc gấm nuôi chung với cá gì?
Cá sặc gấm là loài cá cảnh ôn hòa nên bạn có thể cho chúng sống chung với những loại cá nhỏ như: cá trâm, cá neon, cá bảy màu, cá lau kiếng,…
Bạn không nên nuôi cá sặc gấm chung với những loại có cảnh có tính hiếu chiến, hung dữ hoặc có kích thước lớn như: cá heo lửa, cá betta, cá dĩa,…
Đặc biệt không nuôi cá sặc gấm với những loại cá sống trong môi trường và nhiệt độ nước khác nhau như: cá thủy tinh đuôi đỏ, cá galaxy, cá vàng,…
Phong Đoàn người nuôi cá koi, có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc cá, ngoài ra a cung cấp các loại cá koi đẹp tại khu vực hồ chí minh