Cá bị lồi mắt là một loại bệnh nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong ở cá. Cũng giống như những loại bệnh khác ở cá, bệnh cần phát hiện sớm và kịp thời để có phương pháp điều trị hợp lý và hiệu quả nhất. Để biết thêm các thông tim về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị cá bị lồi mắt bạn có thể tham khảo ngay bài viết này.
Mục Lục Bài Viết
Nguyên nhân cá bị lồi mắt
Cá bị lồi mắt là do vi khuẩn Steptococcus gây nên. Loại vi khuẩn này tấn công vào mắt của cá, chúng ký sinh và khiến cho mắt của cá bị lở loét, sưng viêm và dần dần thị lực kém đi. Mắt của cá sẽ ngày càng lồi ra, cá sẽ nhìn kém hoặc có thể bị mù, cá bị đau và bỏ ăn dẫn đến cá chết.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lồi mắt ở cá:
Do nguồn nước nuôi bị ô nhiễm
Nguồn nước bị ô nhiễm là môi trường thích hợp để vi khuẩn Steptococcus phát triển. Chúng hoạt động mạnh và phát triển ở nhiệt độ 20 đến 30 độ C. Khi bạn không quan tâm chú ý đến vấn đề vệ sinh thay nước hồ cá hoặc do hệ thống lọc của bạn kém cùng với những thức ăn thừa và chất thải của cá là những điều kiện tốt, thuận lợi để vi khuẩn Steptococcus phát triển và tấn công mắt của cá.
Do cá mới mua về đã bị bệnh
Khi bạn mua cá mới tại những cơ sở bán cá kém uy tín như ở chợ hoặc cửa hàng nhỏ bán cá cảnh với giá rẻ. Chất lượng cá cảnh không tốt, chúng có chứa sẵn những mầm bệnh và đây chính là lý do mà cá của bạn bị nhiễm bệnh. Tốt nhất, bạn nên mua cá ở các cửa hàng thân quen hoặc các cửa hàng có uy tín và được nhiều người lựa chọn.
Dấu hiệu nhận biết cá bị lồi mắt
Cá bị lồi mắt rất dễ nhận biết bằng mắt thường thông qua các triệu chứng như: mắt cá bị sưng viêm, lở loét và chảy máu hoặc mắt của cá bị lồi ra dẫn đến khả năng quan sát của chúng trở nên kém đi, hoạt động chậm hoặc những con cá khỏe mạnh khác.
Cá bị lồi mắt có dấu hiệu mất phương hướng do thị lực bị kém đi.
Một số con cá bị lồ mắt sẽ trở nên kén ăn hoặc thậm chí là bỏ ăn, dần dần cá của bạn sẽ bị mù và chết.
Điều trị cá bị lồi mắt
Khi bạn phát hiện cá của mình có dấu hiệu bị bệnh lồi mắt. Bạn cần thực hiện các bước điều trị cá bị lồi mắt như sau:
- Bước 1: Tiến hành giảm lượng thức ăn của cá. Bạn nên cắt giảm lượng thức ăn một phần hoặc toàn bộ.
- Bước 2: Tiếp theo chuẩn bị một bể hoặc tank dùng để ngâm cá bị bệnh có dung tích khoảng 15 đến 20 lít.
- Bước 3: Sau đó tiến hành hút nước từ hồ chính sang bể ngâm cá.
- Bước 4: Nhỏ khoảng 10 giọt Metylen cùng với 1 viên tetra, 1% muối và bật cắm sủi.
- Bước 5: Chuyển cá bị bệnh sang bể hoặc tank chữa bệnh.
- Bước 6: Ngày thứ 2 bạn tiếp tục thay khoảng 2/3 lượng nước có trong bể và sử dụng liều thuốc như ở bước 4. Nếu như bạn thấy mắt cá hết sưng thì có thể dừng lại.
- Bước 7: Chuyển cá đã khỏi bệnh trở lại bể cũ.
Cách phòng ngừa cá bị lồi mắt
Bệnh lồi mắt ở cá rất phổ biến, khi cá bị nhiễm bệnh, phần lớn điều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của cá, bệnh nặng sẽ khiến cá bị mù và có thể sẽ chết. Vì vậy, việc phòng bệnh là biện pháp hiệu quả nhất để cá của bạn luôn khỏe mạnh. Cách phòng bệnh cá bị lồi mắt như sau:
- Bạn phải thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và thay nước bể cá cảnh, luôn đảm bảo một môi trường nước sạch cho cá sinh sống và phát triển.
- Cá khi mới mua về bạn cần loại bỏ các mầm bệnh có thể bám trên cơ thể của cá bằng cách ngâm cá mới mua trong một bể hoặc tank nhỏ có pha nước muối với tỷ lệ 2 đến 3% trong khoảng 10 đến15 phút để loại bỏ những mầm bệnh có trên cá trước khi chuyển cá vào bể nuôi chính.
- Bạn nên nuôi cá với mật độ vừa phải, không nuôi quá nhiều cá để tránh gây ô nhiễm nguồn nước do các chất thải của cá.
Phong Đoàn người nuôi cá koi, có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc cá, ngoài ra a cung cấp các loại cá koi đẹp tại khu vực hồ chí minh