Cá koi Bị Tuột Nhớt

Cá koi Bị Tuột Nhớt Nguyên Nhân Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Cá koi Bị Tuột Nhớt , ,
4.8/5 - (11 bình chọn)

Cá koi bị tuột nhớt do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như quá trình vận chuyển, môi trường sống ô nhiễm, stress, … Nếu bạn nhận thấy cá koi bị tuột nhớt và điều này khiến bạn lo lắng thì hãy đọc ngay bài viết này. Tôi sẽ chia sẽ cho bạn một số cách chữa trị cá bị tuột nhớt cũng như cách ngăn ngừa tình trạng tuột nhớt ở koi hiệu quả.

Dấu hiệu cá koi bị tuột nhớt

Dấu hiệu đầu tiên của cá koi bị tuột nhớt là chúng hay lượn mình trong nước, nhảy khỏi nước. Nhưng làm thế nào để nhận biết rõ cá koi của bạn có bị bệnh tuột nhớt hay không? Hãy tham khảo những biểu hiện dưới đây:

  • Cá koi thường bơi chậm, lờ đờ, các phản ứng với chủ rất chậm chạp.
  • Xuất hiện đường gân máu trên thân cá.
  • Khi sờ vào thân cá bạn sẽ cảm thấy da cá khô, không trơn nhớt như bình thường.
  • Hồ/ao nước có nổi nhiều bọt lâu tan, mùi khó ngửi và khó chịu.
  • Cá koi bị chán ăn, ăn chậm, hoặc bỏ ăn.

Nguyên nhân cá koi bị tuột nhớt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cá koi bị tuột nhớt như:

  • Do vận chuyển: Việc vận chuyển cá koi một quảng đường dài khiến chúng khó chịu, stress dẫn tới tuột nhớt
  • Môi trường sống thay đổi đột ngột: Cá koi chưa được làm quen với môi trường mới.
  • Mật độ cá nuôi quá dày: Khi bạn thả quá nhiều cá koi mà lượng oxy cung cấp không đủ thì cá koi dễ bị stress và dẫn đến tuột nhớt.
  • Môi trường sống có nhiều độc tố: độ pH, nitrit, amoniac, clo, nh3, nh4…quá cao, có nhiều rong rêu mọc trong hồ.
  • Chất lượng nước kém: nước bị ô nhiễm là điều kiện tốt cho ký sinh trùng phát triển và tấn công gây ra một số bệnh cho cá và cũng có thể gây ra bệnh tuột nhớt ở cá koi.

Cách chữa trị cá koi bị tuột nhớt

Khi bạn đã xác định cá koi koi của mình bị tuột nhớt, các bạn có thể chữa trị bằng cách sau:

  • Thực hiện thay 10% nước trong ao, cách 2 giờ thay 1 lần, mỗi lần 10%. Bạn thay nước cho đến khi hồ cá nuôi của bạn không còn mùi tanh và bọt nhờn.
  • Sau khi nước không còn mùi tanh nữa, bạn thêm C sủi vào hồ cá với liều lượng 10 viên trên 1m3 nước, bạn cần sục oxy mạnh cho cá koi đủ oxy.
  • Sau 24 giờ bạn thực hiện thay 30% nước trong hồ và thêm C sủi.
  • Bạn cần thực hiện liên tục các bước trên đến khi cá koi không còn tuột nhớt nữa.
  • Nếu hồ cá của bạn quá lớn thì bạn nên vớt riêng những chứ cá bị tuột nhớt ra để điều trị riêng và tiết kiệm chi phí cũng như quá trình điều trị tuột nhớt đạt hiệu quả cao hơn.

Cách vệ sinh hoàn toàn hồ cá:

  • Cho cá koi khỏe sang hồ khác, cho cá koi bệnh cách ly ở hồ riêng.
  • Bạn thực hiện bỏ toàn bộ nước hồ chính, vệ sinh hồ và cả vệ sinh hệ thống lọc.
  • Bạn cần khử trùng hồ, hộp lọc bằng thuốc tím.
  • Rửa sạch thuốc tím có trong trong hồ bằng vitamin C++.
  • Sau đó bạn bơm nước mới vào hồ, tiến hành khử clo, kim loại nặng và điều chỉnh độ pH, nhiều độ cho phù hợp.
  • Bạn cần thêm men vi sinh vào hồ để giúp cá koi tăng sức đề kháng.
  • Cuối cùng thả từ từ cá koi khỏe mạnh trở lại hồ.

Xử lý và chữa trị những chú cá koi bị tuột nhớt ở hồ cách ly:

  • Bạn nên tiêm vacxin ngừa bệnh cho cá
  • Thực hiện tắm muối với liều lượng 25g/1L trong 2 phút hoặc tắm thuốc tím liều lượng 1g/10L trong 5 phút.
  • Bạn cần ngâm cá trong hồ cách ly với thuốc kháng viêm, kháng nấm và muối (4 – 5g/1L).
  • Sau 1 ngày ngâm cá bị tuột nớt thì bắt đầu thay nước, sau đó mỗi ngày thay nước 1 lần, duy trì trong 3 đến 5 ngày. Bạn cần sục oxy mạnh, bạn cần trang bị riêng bộ lọc riêng cho cá koi trong hồ cách ly.

Cách phòng ngừa cá koi bị tuột nhớt

Để phòng tránh việc cá koi bị tuột nhớt cách tốt nhất là bạn nên xây hồ cá koi có bộ lọc tốt, nước sạch để cá koi có môi trường sống tốt, hạn chế mắc bệnh.

  • Bạn cần thường xuyên thay nước 2 ngày/lần.
  • Bạn cần kiểm tra độ pH, độ mặn định kỳ mỗi tháng 1 lần.
  • Bạn cần bổ sung men vi sinh để nước luôn trong.
  • Bạn cần sát trùng hồ cá định kỳ mỗi 1 đến 3 tháng/lần để tiêu diệt tậ gốc mầm bệnh.
  • Bạn cần cho cá koi ăn vừa đủ để hạn chế thức ăn dư thừa gây ô nhiễm nước.
  • Bạn cần lựa chọn cá koi có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng, không bị nhiễm bệnh và phải được cách ly trước khi thả vào hồ chung.

Xem thêm các chủ đề liên quan:
Nguyên Nhân Cá Koi Bị Bệnh Đường Ruột Và Cách Chữa Trị
Nguyên Nhân Cá Koi Bị Nổ Màu Và Cách Chữa Trị Dứt Điểm
Nguyên Nhân Cá Koi Bị Phình Bụng Và Cách Chữa Trị

Giỏ Hàng

0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Hit Enter to search or Esc key to close