Cá mập cảnh là loài cá cảnh nước ngọt và sống ở sông Mê Kong và Chao Phraya. Đây là loài cá cảnh không còn quá xa lạ với dân chơi cá tại Việt Nam nên cách nuôi cá mập cảnh, chăm sóc và cho ăn cũng vô cùng đơn giản. Cùng mình tìm hiểu chi tiết hơn về cá mập cảnh là gì, cách nuôi cá mập cảnh như thế nào qua bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục Bài Viết
Cá mập cảnh là cá gì?
Cá mập cảnh được biết có tên khoa học là “Sutchi catfish”, đây là loài cá cảnh sống chủ yếu ở vùng nước ngọt tại sông Mê Koong và sông Chao Phraya. Đầu năm 2000, loài cá này được nhân giống tạo thành công trong môi trường nhân tại Việt Nam, vì thế hiện này có khá nhiều giống cá mập cảnh cho bạn lựa chọn.
Cá mập cảnh có vẻ ngoài khá giống với cá mập biển hay còn gọi là cá mập nước mặn, nhưng cá mập nước ngọt có kích thước nhỏ hơn nhiều khoảng 100 cm. Chúng có vẻ ngoài khá giống và dễ nhầm lẫn với cá Thành Cát Tư Hãn. Cá mập cảnh có đặc điểm phần miệng ngắn, lưng cá nhô cao, dầu cá phẳng hình nón và có phần môi dưới trề.
Cách chọn cá mập cảnh đẹp
Cá mập cảnh có rất nhiều loại nên việc lựa chọn những con cá mập cảnh đẹp cũng tùy theo loài. Dưới đây là 13 loài cá mập cảnh phổ biến nhất hiện nay:
- Cá mập cầu vồng (hay còn gọi là cá mập hồng ngọc)
- Cá mập cầu vồng bạch tạng
- Cá mập Ngân sa, cá mập hỏa tiễn (Bala Shark)
- Cá mập Roseline
- Cá mập đen đuôi đỏ
- Cá mập Harlequin
- Cá mập bút chì (Siamese Algae Eater)
- Cá mập đen (Black Laebo, Big Black Shark)
- Cá mập Xiêm (hay còn gọi là cá mập da trơn ánh kim, cá mập da trơn Sutchi)
- Cá mập bạc Apollo (Silver Apollo Shark)
- Cá mập Đỏ (Violet Blushing Shark , Violet Gilled Shark, Red Gilled Shark)
- Cá mập Columbian (Silver Tipped Shark, Black Finned Shark)
- Cá mập vây cao Trung Quốc
Chăm sóc cá mập cảnh
Để chăm sóc cá mập cảnh thành công, vừa đảm bảo không tốn nhiều thời gian và tiền bạc bạn hãy tham khảo những lưu ý về cách nuôi cá mập cảnh dưới đây:
Chuẩn bị bể nuôi cá mập cảnh
Cá mập nước ngọt rất cần một lượng nước có nhiều oxy để có thể duy trì hoạt động sống, nên bạn cần lắp đặt một hệ thống lọc nước mạnh cho bể nuôi cá mập cảnh.
Loại cá này không cần quá nhiều ánh sáng, nên bạn cũng không cần gắn quá nhiều đèn led trong bể. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng rong thả vào bể.
Nếu có thể, bạn hãy sử dụng những loại bể cá có kích thước lớn nhưng vẫn phải đảm bảo phù hợp với không gian ngôi nhà của bạn.
Môi trường nước nuôi cá mập cảnh
Loài cá này cũng giống như những loài cá cảnh nước ngọt khác, chúng cần một lượng nước ngọt trung tính. Bạn không được sử dụng nước mưa để nuôi cá mập cảnh. Nếu như bạn sử dụng nước máy hãy phơi nước một thời gian hoặc khử nước để giảm bớt Clo.
Cá mập nước ngọt không thể chịu được nhiệt độ thấp nên bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ nước ở nước 24 – 28 độ C. Độ pH cũng nên từ 6 – 7.2.
Thức ăn cho cá mập cảnh
Cá mập cảnh là loài ăn tạp nên chúng có thể ăn bất cứ loại thức ăn có thể ăn được.
- Cá mập cảnh con: cám viên nhỏ tổng hợp, sinh vật phù du và thực vật.
- Cá mập cảnh trưởng thành: Ăn tất cả các loại thức ăn.
Trong trường hợp bạ muốn những chú cá mập của mình không phát triển quá nhanh bạn chỉ cần hạn chế lượng thức ăn của chúng. Không cho cá ăn quá nhiều sẽ dẫn đến cá nhanh lớn bằng với cá nuôi trong ao.
Khi cá mập cảnh được 3 đến 4 tháng tuổi chúng có thể nặng khoảng nữa kg trở lên. Để cá có thể sinh sản phải mất 3 đến 4 năm, lúc này cá mập cảnh có thể nặng 3 đến 4 kg.
Cá mập cảnh nuôi chung với cá gì?
Cá mập cảnh là loài cá khá hiền lành nên chúng sẽ không bắt nạt những loài cá khác nếu được sống chung. Vì thế mà bạn có thể nuôi cá mập cảnh chung với nhiều loài cá khác mà bạn thích và đủ điều kiện kinh tế.
Việc nuôi loài cá với nhau giúp bạn có thể dọn dẹp những loại thức ăn thừa và tạo cho bể cá môi trường đa dạng và đẹp hơn.
Phong Đoàn người nuôi cá koi, có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc cá, ngoài ra a cung cấp các loại cá koi đẹp tại khu vực hồ chí minh