Cá Bị Đục Mắt

Cá Bị Đục Mắt Dấu hiệu Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Cá Bị Đục Mắt ,
4.6/5 - (34 bình chọn)

Cá bị đục mắt nguyên nhân chính do môi trường nước kém, độ pH không được điều chỉnh ở mức ổn định, do cá bị tổn thương mắt hoặc cá bị thiếu dinh dưỡng. Bạn cần phát hiện sớm để có phương pháp điều trị hiệu quả và nhanh hết bệnh. Cùng mình tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị cá bị đục mắt qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân cá bị đục mắt

Nguyên nhân cá bi đục mắt có thể từ nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Nước hồ cá có nhiều độc tố hoặc vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Độ pH trong nước hồ cá không ổn định do không được điều chỉnh một cách kịp thời sau mỗi cơn mưa hoặc do bạn thay nước không đúng cách.
  • Do cá bị tổn thương như va chạm hoặc cá cọ xát vùng mắt của mình vào thành hồ và không được chữa khỏi.
  • Cá bị thiếu dinh dưỡng dẫn đến cá bị mờ và đục mắt.

Như vậy, chất lượng nước kém, nuôi cá không đúng kỹ thuật và cung cấp thiếu chất dinh dưỡng cho cá là những nguyên nhân gây ra tình trạng cá bị đục mắt. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy đọc ngay cách điều trị ở mục dưới đây của bài viết nhé.

Dấu hiệu nhận biết cá bị đục mắt

Cá bị đục mắt hay còn được gọi là cá bị mờ mắt. Bệnh này ở cá sẽ xuất hiện một lớp màng mỏng làm cho cá bị giảm thị lực. Bạn có thể dễ dàng nhận biết lớp màng đục này khi cá mới mắc bệnh. Khi ở giai đoạn giữa của bệnh bạn sẽ nhận thấy cá của mình bơi lờ đờ và thiếu sự linh hoạt, phả ứng của cá không nhạy bén. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, bạn sẽ nhận thấy sức khỏe của cá bị suy yếu rõ rệt, sức đề kháng của cá sẽ kém hơn và có dấu hiệu mắc nhiều loại bệnh khác.

Điều trị cá bị đục mắt

Khi cá bị đục mắt bạn cần phát hiện sớm và cách ly cá ra hồ khác để không lây nhiễm cho cả đàn. Khi phát hiện bệnh sớm bạn cũng có thể chữa trị dễ dàng và nhanh hơn, hiệu quả hơn. Vì vậy khi bạn nuôi cá cảnh, hãy chăm sóc, quan sát kỹ các biểu hiện bất thường của cá để chuẩn đoán được bệnh sớm nhất.

Để phát hiện và chuẩn đoán sớm bệnh đục mắt ở cá bạn nên quan sát thân cá, mắt cá. Khi thấy cá của mình có dấu hiệu mệnh mỏi, cá kém linh động và thân không có biểu hiện bất thường thì hãy chú ý đến mắt của cá.

Cách điều trị cá bị đục mắt như sau:

Trong trường hợp cá bị bệnh nhẹ

  • Bước 1: Bạn cần cách ly ngay những con cá bị bệnh đục mắt ra một tank riêng.
  • Bước 2: Dùng thuốc xanh methylen khoảng 7 đến 10 giọt + muối 400g tổng liều /100 lít nước để pha dung dịch nước dùng để dưỡng cá.
  • Bước 3: Tiến hành cắm sưởi nước để nước ở nhiệt độ khoảng 30 độ C. Ở điều kiện nhiệt độ này các vi khuẩn có thể gây bệnh đục mắt ở cá sẽ bị tiêu diệt.
  • Bước 4: Mỗi ngày, bạn tiến hành thay 30% lượng nước có trong tank. Mỗi lần bạn thay nước trong tank, bạn nên thay mới hoặc giặt sạch bông lọc. Đồng thời, bạn bù lại lượng nước có chứa thuốc xanh methylen + muối cho 30% nước đã thay trước đó. Lượng thuốc xanh methylen + muối bù vào có thể tăng gấp đôi 30% lượng nước đã thay. 

Trong trường hợp cá bị bệnh nặng

Cách điều trị trên chỉ áp dụng cho các trường hợp cá bị đục mắt nhẹ. Nếu cá bị đục mắt ở tình trạng bệnh nặng bạn cần tiến hành điều trị như sau:

Dùng thuốc megyna 4 viên + cepha xilin 1 viên + muối 400g tổng liều/100 lít pha nước để dưỡng cá. Mỗi ngày, bạn tiến hành thay 30% nước và bù lại phần nước thuốc, muối và cepha xilin liều lượng phù hợp đã thay. Với cách điều trị này bạn cũng cần kết hợp việc cắm sưởi để gia tăng nhiệt độ nước lên khoảng 30 độ C. 

Bạn cần áp dụng cách điều trị cá bị đục mắt này trong thờ gian ít nhất từ 4 đến 5 ngày. Khi kiểm tra và thấy cá của bạn đã khỏi bệnh hoàn toàn, bạn có thể tiếp tục cách ly cá ở tank và dưỡng cá thêm khoảng 14 ngày trong khi chờ thời gian xử lý hồ nuôi. 

Giỏ Hàng

0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Hit Enter to search or Esc key to close