Cá bị lở miệng

Cá Bị Lở Miệng Dấu Hiệu Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Cá bị lở miệng ,
4.8/5 - (34 bình chọn)

Cá bị lở miệng là tình trạng bệnh thường gặp và do vi khuẩn F.columnare gây ra. Khi cá mắc bệnh lở miệng là cá của bạn đã bị một hay nhiều loại bệnh trước đó hoặc chúng có một hệ miễn dịch yếu. Vì thế, khi cá bị lở miệng bạn đừng chủ quan mà hãy cách ly và điều trị kịp thời. Cùng mình tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân cá bị lở miệng và cách điều trị cá bị lở miệng thông qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân cá bị lở miệng

Cá bị lở miệng nhìn giống như nấm do vi khuẩn Flavobacterium columnare gây ra. Vi khẩn này thường được tìm thấy trong đầu, môi, mieejnh và bên trong miệng.

Cá bị lở miệng là dạng bệnh cơ hội vì khi cá của bạn đang mắc một loại bệnh khác hoặc hệ miễn dịch suy giảm thì vi khẩn F.columnare sẽ tấn công và gây bệnh.

Vi khuẩn F.columnare sẽ phát triển mạnh khi nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nồng độ amoniac, nitrit quá cao, độ pH không phù hợp, nhiệt độ nước đột ngột thay đổi, cá không có chế độ ăn uống hợp lý, thiếu chất dinh dưỡng, cá bị stress,…chúng sẽ xâm nhập vào mang cá, miệng cá và các vết thương nhỏ có trên da cá.

Dấu hiệu nhận biết cá bị lở miệng

  • Xung quan miệng cá có dấu hiệu bị xù, mốc hay lở loét hoặc bị ăn mòn. Nếu nhìn không kỹ bằng mắt thường bạn có thể nhần lẫm cá bị nấm. Tuy nhiên nếu bạn quan sát kỹ sẽ thấy cá bị nấm sẽ xuất hiện những sợi tơ mọc dài quanh miệng cá, còn cá bị lở miệng thì nhìn như cục bông gòn.
  • Mang của cá có thể bị tổn thương, cá sợi tơ sẽ bị phân hủy từ đó dẫn đến cá sẽ hô hấp khó khăng do thiếu oxy. Vây và đuôi của cá sẽ bị thối và bị ăn mòn.
  • Bệnh này không chỉ xuất hiện ở miệng cá mà đôi khi còn xuất hiện ở trên đầu, vây, mang, thân cá với những đốm hoặc những mảng màu nâu-vàng, màu trắng, màu trắng-xám. Khi mới phát bệnh những khu vực này khong có màu sắc quá nổi bật mà chúng nhợt nhạt. Khi bệnh trở nặng thì bạn sẽ thấy các vết này bị nâu lại hoặc có thể xuất huyết đỏ.
  • Có những trường hợp cá bị bệnh chết do F.columnare mà không hề xuất hiện dấu hiệu bệnh nào ra ngoài. Bạn chỉ có thể xác định bệnh bằng cách mổ hoại tử và cấy vi khuẩn thì mới xác định được nguyên nhân cá chết.

Điều trị cá bị lở miệng

Khi phát hiện cá của bạn bị lở miệng hãy áp dụng các bước xử lý môi trường nước dưới đây:

  • Kiểm tra độ pH của nước, đưa pH về lại mức an toàn từ 6.5 đến 7.5. Đồng thời tiến hành kiểm tra nồng độ kiềm và độ cứng của nước.
  • Tiến hành thay từ từ 1/3 lượng nước có trong hồ cá.
  • Sử dụng Yucca để hấp thu những khí độc như: NH3, NO2, NO3.
  • Bạn cần tăng cường sục oxy cho hồ hoặc có thể rải oxy viên nếu có.
  • Tiến hành diệt khuẩn nước hồ cá bằng dung dịch đồng sulphat (CuSO4 5%). Liều lượng để diệt khuẩn là 2 ml / 1 m3 nước. Thuốc tím cũng có khả năng diệt khuẩn nhưng có thể làm tăng tổn thương đến mang cá và làm cá chết nhanh hơn nếu cá bị bệnh trong trường hợp cấp tính. Việc sử dụng dung dịch đồng sulphat bạn cũng phải lưu ý nó cũng có thể gây độc cho nước khi nước có độ kiềm thấp. Nếu độ cứng của nước càng cao thì tỷ lệ cá bị chết sẽ càng cao. Do đó khi sử dụng phương pháp này bạn cần kiểm tra kỹ độ kiềm và độ cứng của nước.
  • Sau 48 tiếng sử dụng dung dịch đồng snlphat để diệt khuẩn bạn cần bổ sung vi sinh EM gốc với liều lượng 5 ml / 1 m3 nước. Vi sinh EM gốc có công dụng xử lý những khí độc, chất thải có trong nước, làm sạch nước và có khả năng ức chế vi khuẩn có hại, cụ thể ở đây là vi khuẩn F.columnare.

Tiếp theo bạn cần cho cá bị lở miệng ăn kháng sinh và vitamin để cá mau chống hồi phục.

  • Trong 3 ngày đầu khi xử lý nước tuyệt đối không cho cá ăn. Các ngày tiếp theo bạn có thể cho cá ăn nhưng với lượng ít và tăng dần dần.
  • Kháng sinh Oxytetracycline HCl có khả năng giúp cá kháng bệnh vì vậy bạn có thể trộn kháng sinh chung với thức ăn của cá, tỷ lệ trộn là 2 đến 3 gr / 1 kg thức ăn, cho cá ăn 2 lần / ngày, cho ăn liên tục 5 ngày.
  • Đồng thời bạn cũng cần bổ sung vitamin C giúp cho cá mau hồi phục, tỷ lệ là 5 gr / 1 kg thức ăn, cho ăn 2 đến 3 lần / ngày, cho ăn liên tục 5 đến 6 ngày.

Sau khi kết thức quá trình cho cá dùng kháng sinh bạn tiến hành trọng men tiêu hóa Bio-TC MTH vào thức ăn của cá. Men tiêu hóa có khả năng bổ sung những loại khuẩn giúp cho cá tiêu hóa thức ăn một cách tốt hơn, phục hồ hệ vi sinh đường ruột và có khả năng ức chế vi khuẩn F.columnare.

Liều dùng là 20 ml / 1 kg thức ăn, cho ăn 1 lần / ngày, cho ăn liên tục 2 đến 3 ngày, 5 đến 7 ngày sau bạn lặp lạp 1 lần và cùng liều lượng như trên cho đến khi cá có dấu hiệu khỏe hoàn toàn.

Giỏ Hàng

0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Hit Enter to search or Esc key to close