Cá Bị Tróc Vảy

Cá Bị Tróc Vảy Dấu hiệu Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Cá Bị Tróc Vảy ,
4.7/5 - (22 bình chọn)

Khi cá bị tróc vảy bạn đừng hoang mang mà hãy tìm hiểu và nhận biết các dấu hiệu cá bị tróc vảy để xác định tình trạng bệnh của cá ở giai đoạn này từ đó có phương án điều trị bệnh một cách hiệu quả và tối ưu nhất. Để biết chi tiết dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị cá bị tróc vảy hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân cá bị tróc vảy

Bệnh tróc vảy ở cá là cá bị tróc vảy do bệnh vảy trắng gây ra bởi một loài sinh vật đơn bào có tên là Epistylis có kích thước vô cùng nhỏ và không thể nhìn thấy bằng mắt thường, bệnh này khác với bệnh xù vảy thông thường.

Ngoài ra cá bị tróc vảy cũng có thể do môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến cá có sức đề kháng yếu do vi trùng sinh sôi và tăng trưởng quá mức ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.

Hồ cá bị ô nhiễm có thể do bạn không vệ sinh hồ một cách thường xuyên, thay nước hồ định kỳ hoặc do bộ lọc nước của hồ hoạt động không hiệu quả, không đáp ứng đủ công xuất của hồ khiến cho nguồn nước càng ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Tuy nhiên dù nguyên nhân gây ra cá bị tróc vảy là gì thì khi cá bị bệnh này cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh trường hợp cá bệnh nặng và chết.

Dấu hiệu nhận biết cá bị tróc vảy

Ở giai đoạn đầu khi cá mắc bệnh tróc vảy, những dấu hiệu bệnh ở cá vô cùng mờ nhạt, do đó bạn phải quan sát cá một cách thường xuyên và theo dõi tình trạng bệnh của đàn cá để kịp thời nhận biết cá bị bệnh và có các dấu hiệu bất thường hay không.

Khi cá bị tróc vảy dấu hiệu để bạn dễ nhận biết nhất chính là cá búng mùng hoặc đứng yên lơ lửng trong nước, hai vây khép lại. Ngoài ra khi cá mắc bệnh chúng thường sẽ bỏ ăn và trở nên gầy hơn bình thường, thậm chí chúng có thể ngừng bơi.

Khi bạn nhìn thấy rõ các mảng trắc nhỏ đang dần lan ra khắp mình của cá, điều này có nghĩa là cá của bạn đang có chuyển biến bệnh nặng hơn. Các mảng trắng ban đầu có kích thước chỉ bằng 0,2 đến 0,5mm và chúng lớn dần theo thời gian khiến cho cá bị tróc vảy ra ngoài, khi đó da cá sẽ có màu ửng đỏ. Đây là thời điểm mà da của cá vô cùng nhạy cảm và hoàn toàn có thể bị nhiễm nấm hoặc vi trùng có trong nước hồ.

Điều trị cá bị tróc vảy

Khi bạn nhận thấy cá có các dấu hiệu bị tróc vảy hãy ngay lập tức kiểm tra một cách kỹ càng cả đàn cá đẻ xác định con này bị bệnh và con nào không từ đó tách riêng những con cá bệnh ra hồ cách ly thuận tiện cho việc điều trị bệnh sau này. Cách điều trị bệnh cá bị tróc vảy:

  • Trường hợp cá có dấu hiệu bị nhiễm vi trùng thức cấp hoặc bị nhiễm nấm, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách sử dụng keo ong và tiến hành bôi lên khung hình cá .
  • Cho cá bị bệnh tróc vảy tắm nước muối với tỉ lệ 100 g / 4.5 lít / 10 phút và lặp lại việc này trong ba ngày liên tục để đạt được kết quả hiệu suất cao nhất định. Sau ba ngày điều trị, cá của bạn sẽ nhanh hồi phục.
  • Tiến hành thay nước và cải thiện chất lượng nước trong bể cá để tránh vi trùng có hại sinh sôi và tăng trưởng gây hại cho cá.
  • Khi thay nước hồ cá bạn cần tuân thủ nguyên tắc: mỗi lần thay nhiều nhất 30% lượng nước có trong hồ, thay nước bạn cần tiến hành 3 ngày liên tục.

Cách phòng cá bị tróc vảy

  • Môi trường nước sạch là yếu tố quan trọng giúp cá không bi bệnh. Hãy thay nước thường xuyên và trang bị một bộ lọc nước đáp ứng được công suất hồ và lọc một cách hiệu quả.
  • Không cho cá ăn hơn 3 lần/ ngày. Khi cho ăn nên cho cá ăn vừa đủ, không cho ăn quá nhiều tránh thức ăn dư thừa gây đục nước, ô nhiễm nước.
  • Vào mùa hè và những ngày có mưa việc thay nước cho hồ cá cần được tiến hành một cách thường xuyên. Điều này giúp hạn chế cá bị tróc vảy. Những ngày mưa là những ngày độ pH trong nước dễ mất cân bằng nhất. Còn những ngày hè nắng nóng là thời điểm cho tảo, mầm bệnh sinh sôi và lây lan nhanh nhất.

Giỏ Hàng

0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Hit Enter to search or Esc key to close