Cá Bị Túm Lắc

Cá Bị Túm Lắc Dấu hiệu Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Cá Bị Túm Lắc ,
4.9/5 - (21 bình chọn)

Cá bị túm lắc khi đuôi cá túm lại và không xòe ra như bình thường, bạn có thể dễ nhận biết bằng mắt thường và điều trị bệnh một cách hiệu quả giúp cá trở lại cuộc sống bình thường. Để tìm hiểu kỹ hơn về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị cá bị túm lắc hãy tham khảo bài viết dưới đây, chúng tôi chia sẻ thông tin đầy đủ mà bạn cần.

Nguyên nhân cá bị túm lắc

Cá mới mua về đã bị túm lắc: Tại cửa hàng bán cá thường họ sẽ nhập về cá số lượng lớn, thả vào hồ và bật súc khí mạnh, cá được cho ăn hoặc cho ăn quá ít khôn đủ dinh dưỡng trong ngày. Đây là nguyên nhân khiến bạn mới mua cá từ của về đã bị túm lắc.

Thả cá trong hồ có dòng chảy mạnh: Dòng chảy mạnh và bật sục khí quá mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đế cá bị túm lắc.

Hồ cá có quá nhiều hoặc quá ít ánh sáng: Hồ cá nên có mức ánh sáng vừa phải và có thời gian chiếu sáng một cách hợp lý. Chiếu ánh sáng quá mạnh vào hồ có thể làm cá bị túm lắc và stress.

Không thay nước hồ cá thường xuyên: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cá bị túm lắc. Thay nước hồ định kỳ sẽ giúp cá phát triển tốt hơn. Khi không thay nước trong khoảng thời gian quá lâu, hàm lượng ammoniac sẽ tăng cao, đây là nguyên nhân khiến cho cá của bạn trở nên lờ đờ và chậm chạp.

Nuôi cá với mật độ quá dày: Thả cá quá nhiều trong hồ sẽ dễ khiến cá bị túm lắc và có thể bị nhiều loại bệnh khác. Mật độ cá quá nhiều trong hồ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng, các chất thải của cá sẽ nhiều dần nếu không xử lý kịp cá có thể bị stress.

Cá cái bị tress sau khi sinh sản: Thời điểm cá cái sinh con và sau khi sinh là thời điểm mà chúng yếu nhất. VÌ thế những con cá cái có thể bị túm lắc, chúng dần yếu đi và có thể bị chết sau vài ngày.

Để hạn chế tình trạng này bạn nên cung cấp cho cá đủ chất dinh dưỡng rong thai kỳ. Khi cá ắp sinh bạn cần chuẩn bị cho cá một ao riêng để cá có không gian sinh sản và tránh trứng sẽ trở thành thức ăn cho các con cá lớn khác.

Dấu hiệu nhận biết cá bị túm lắc

Cá bị túm lắc hay cá bi túm đuôi là những thuật ngũ dùng để chỉ cá bị bệnh túm lắc và là bệnh thường gặp ở cá. Đây là một loại bệnh phổ biến ở cá cảnh mà bất kỳ người nuôi cá cảnh nào cũng có thể quan sát và nhận biết được bằng mắt thường.

Khi cá bị túm lắc sẽ có biểu hiện như: chúng bơi bất thường, bơi không có phương hướng chuẩn, thân cá nghiêng vẹo. Cá bị bệnh sẽ bơi chậm và đuôi không xòe ra mà túm lại, viền đuôi của cá không bình thường. Khi cá bơi bạn sẽ nhìn thấy được cá bị túm đuôi lại và dáng bơi của cá như đang lắc lư. Vì vậy mà bệnh này được nhiều bạn gọi là bệnh túm lắc.

Cá bị bệnh túm lắc nếu không được phát hiện và điều trị một cách kịp thời cá của bạn có thể sẽ chết sau vài ngày. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng vì hiện nay bệnh này có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường và có thuốc điều trị hiệu quả an toàn. Vì vậy mà điều quan trọng nhất là bạn cần phát hiện cá bị bệnh túm lắc càng sớm càng tốt.

Điều trị cá bị túm lắc

Để tránh cá bị túm lắc khi mới mua cá về bạn nên thả bịch cá vào hồ cá tầm 15 phút để cá làm quen và thích nghi với nhiệt độ nước, tránh cho cá bị sốc nước.

Ngoài ra, vào mùa đông bạn nên trang bị lò sưởi ấm cho cá. Ngược lại khi vào mùa hè bạn có thể làm mát nước bằng cách cho đá vào hồ hoặc che chắn, trồng cây để giảm nhiệt cho nước.

Cách điều trị cá bị túm lắc:

  • Bạn tiến hành thay nước cho hồ cá. Hút nước cũ có trong hồ nhưng lưu ý cần phải chừa lại 30% lượng nước trong bể.
  • Sử dụng thuốc Tetra Nhật để chữa bệnh túm lắc ở cá. Bạn chú ý nên dùng lượng vừa đủ hoặc bạn có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ thú y để pha.
  • Tiếp theo bạn cần quan sát cá trong hai ngày liên tiếp để nắm bắt được tình trạng của bệnh của cá.
  • Nếu cá có dấu hiệu hồi phục, hãy thêm nước mới vào hồ một cách từ từ. Bắt đầu chăm sóc cá như bình thường.

Giỏ Hàng

0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Hit Enter to search or Esc key to close