Cá Koi Bị Ghẻ

Cá Koi Bị Ghẻ Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Cá Koi Bị Ghẻ , ,
4.9/5 - (14 bình chọn)

Cá koi bị ghẻ là một hiện tượng thường gặp ở cá cảnh nói chung và cá koi nói riêng, người nuôi cá koi phải đặc biệt lưu ý đến loại bệnh này. Vậy bạn đã biết cách nhận biết cá koi của mình có bị bệnh ghẻ hay không chưa? Nguyên nhân nào khiến cá koi bị ghẻ? Cách điều trị như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc cho bạn.

Dấu hiệu nhận biết cá koi bị ghẻ

Mặc dù những chú cá koi của bạn được nuôi vô cùng khoẻ mạnh với chất lượng nước tốt, có không gian cho cá bơi thì vẫn có không ít những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến cá koi của bạn. Bởi luôn luôn có vô số vi khuẩn có hại cho cá koi xuất hiện trong ao cá nếu bạn không cẩn thận, ví dụ như hai loại vi khuẩn chủng aeromonas và pseudomonas.

Khi cá koi bị hai chủng vi khuẩn này xâm nhập, cá koi của bạn sẽ bị ghẻ và có những dấu hiện bệnh:

  • Thân cá koi có hiện tượng tróc ghẻ và xuất hiện những đốm đỏ hoặc vết loét trên da.
  • Cá koi bơi chậm và lờ đờ, thường xuyên bơi lẻ một mình và không bơi theo đàn.
  • Cá koi ăn ít hoặc bỏ ăn.
  • Da cá và hoa văn có màu nhạt hơn bình thường.

Nguyên nhân gây nên bệnh ghẻ của cá koi

Cá koi bị ghẻ là do chất lượng nước trong hồ quá kém, ô nhiễm nghiêm trọng hoặc ác koi của bạn không có sức đề kháng tốt, ốm yếu và đang bị thương dẫn đến các vết lở loét dễ phát triển.

Ngoài ra, cá koi bị ghẻ cũng có thể là do các loại ký sinh trùng như sán mang và sán da xâm nhập vào cơ thể.

Sán da là loại ký ính trùng vô cùng nguy hiểm với cá koi vì chúng ký sinh ngay trên da và trực tiếp gây ra hiện tượng viêm loét.

Cách điều trị cho cá koi bị ghẻ

Có ba loại thuốc phổ biến nhất mà bạn có thể sử dụng để điều trị cho cá koi bị ghẻ: KanaPlex, Astaxanthin và Melafix.

KanaPlex

KanaPlex là một loại thuốc kháng sinh tổng quát giúp chữa các bệnh do nấm và vi khuẩn ở cá. Thuốc này dễ dàng được hấp thụ qua da và mang cá của bạn. Điều này đặc biệt quan trọng nếu cá koi của bạn đang bỏ ăn vì thuốc không cần phải uống trực tiếp.

KanaPlex là một loại thuốc dựa trên kanamycin nhằm vào nhiều loại vi khuẩn khác nhau. KanaPlex điều trị tốt nhất các trường hợp bệnh nhẹ và nhiễm trùng.

Bạn nên chuyển cá koi vào bể riêng để kiểm soát liều lượng tốt nhất. Mặc dù KanaPlex sẽ không tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong bể cá như các loại thuốc khác, nhưng nó vẫn có thể gây ra một số biến động trong các thông số nước.

  • Tắt máy khử trùng bằng tia cực tím và loại bỏ bộ lọc hóa học.
  • Định lượng một nấp cho mỗi 5 gallon nước (22,7 L).
  • Lặp lại liều lượng hai ngày một lần cho đến khi các triệu chứng biến mất. Không vượt quá ba liều. Đối với trường hợp khẩn cấp, các liều lượng có thể được sử dụng gần nhau hơn miễn là cá koi không có bất kỳ triệu chứng bất lợi nào.

Astaxanthin

Astaxanthin là một chất màu tổng hợp. Nó có công dụng làm sắc nét màu sắc và hoa văn cho cá koi bị xỉn màu. Bạn nên sử dụng Astaxanthin với liều lượng 25mg, 50mg và 100mg thêm vào thức ăn cá koi hàng ngày. Dần dần cá koi của bạn sẽ tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi và tăng trưởng.

Melafix

Melafix là một loại thuốc hỗ trợ điều trị các vết loét và trấn thương cho cá koi. Thuốc Melafix được chuyên dùng với những hồ chứa có kích thước lớn. Tuy nhiên, thuốc sẽ không hữu hiệu ở giai đoạn cá koi bị nhiễm trùng nặng. Vì thế tôi khuyên bạn nên sử dụng kết hợp giữa Melafix và KanaPlex theo từng giai đoạn nhiễm bệnh của cá.

Cách phòng ngừa bệnh ghẻ ở cá koi

  • Bạn nên vệ sinh sạch sẽ ao hồ nuôi cá koi.
  • Bạn nên thay nước thường xuyên và theo định kỳ.
  • Bạn nên tăng cường lượng muối có trong ao hồ và luôn duy trì ở nồng độ khoảng 3% và giữ nước ở nhiệt độ thích hợp từ 27 đến 30 độ C.
  • Bạn nên lựa chọn những loại thức ăn có nhiều protein và chất béo tốt cho cá koi để cá koi có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Các chủ đề bài viết khác liên quan:
Những Bệnh Thường Gặp Ở Cá koi và Cách Nhận Biết
Nguyên nhân Dấu Hiệu Cá Koi Nổi Đầu Và Cách Xử Lý
Cách Nhận Biết Cá Koi Đang Bị Bệnh

Giỏ Hàng

0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Hit Enter to search or Esc key to close