Mục Lục Bài Viết
Dấu hiệu cá koi bị nổi gân máu
Cá koi bị nổi gân máu có các triệu chứng bệnh như sau:
- Cá bệnh nổi gân máu thân cá chuyển màu tối và một mắt hoặc cả hai mắt có thể lồi. Mang cá chuyển sang màu nhạt.
- Dưới lớp vảy ở phần bụng, đuôi và vây cá có hiện tượng bị xung huyết và chuyển sang màu hồng. Hoặc có thể xuất huyết thành dạng đốm nhỏ trên da, ổ mắt, miệng, hậu môn và gốc vây của cá.
- Cá koi mắc bệnh nôi gân máu sẽ nổi lên gần tầng nước lạnh hoặc trên mặt nước, chúng tụ tập bầy đàn, tốc độ bơi của cá giảm dần và sẽ chết.
Cá koi bị tuột nhớt có các triệu chứng bệnh như sau:
Cá koi bơi lờ đờ, trên thân cá xuất hiện những đường gân máu nhỏ, bạn sờ vào thân cá sẽ cảm thấy da của chúng rất khô chứ không trơn như bình thường.
Nguyên nhân cá koi bị nổi gân máu
Nguyên nhân cá koi bị nổi gân máu là:
- Do vi khuẩn Aeromonas
- Do bạn cho cá ăn thức ăn có quá giàu đạm trong một thời gian dài
- Do ca koi bị bệnh xuất huyết tính trội hoặc lặn
Nguyên nhân cá koi bị tuột nhớt là:
- Do bạn chưa cách ly cá mới khi thả vào hồ
- Cá koi bị stress do sốc nhiệt, nước và môi trường
- Nước trong ao bị ô nhiễm do côn trùng chết, nước có quá nhiều phân cá,…
- Do thay đổi thời tiết đột ngột
Cách chữa trị cá koi bị nổi gân máu
Cách chữa trị cá koi bị nổi gân máu như sau:
- Sử dụng thuốc để chữa bệnh nổi gân máu ở cá koi là potassium permanganate (Thuốc tím). Cần sử dụng đúng theo liều lượng được hướng dẫn.
- Bạn cần tiến hành chữa bệnh bằng thuốc tím cho cá bị nổi gân máu ở trong chậu. Thời gian chữa bệnh bạn nên cách ly cá koi bị bệnh ra khỏi đàn.
Cách chữa trị cá koi bị tuột nhớt như sau:
- Đầu tiên bạn cần xử lý nguồn nước, vệ sinh lõi lọc và thay nước mới
- Bạn cần tiêm vacxin ngừa bệnh
- Bạn nên tắm muối (25g/lít/5 phút) hoặc tắm thuốc tím KMnO4(1g/10 lít/5 phút)
- Ngâm cá koi bị tuột nhớy trong hồ với thuốc vàng, thuốc kháng sinh kháng nấm và kháng viêm phổ rộng (mỗi 2 ngày bạn cần thay nước 1 lần)
- Đối với cá bị viêm loét bạn nên thoa thuốc lên vết thương với thuốc tím hoặc keo ong.
- Đối với cá bị nấm bạn nên thoa thuốc lên vết nấm với thuốc tím và trộn thuốc vào thức ăn cho cá koi ăn hàng ngày.
Cách phòng ngừa cá koi bị nổi gân máu
Để phòng ngừa cá koi bị nổi gân máu, bạn cần:
- Tẩy và vệ sinh ao cá
- Khi mua cá mới phải biết rõ nguồn gốc, không có tiền sử bị nhiễm bệnh. Cá mới mua về phải được cách ly kiểm dịch ít nhất 2 tuần.
- Bạn nên chọn cá giống khỏe mạnh.
- Trước khi thả cá vào ao nuôi, bạn nên tắm cá bằng muối 3% để sát trùng các vết thương có thể gây ra do vận chuyển.
- Bạn nên cho cá ăn vừa đủ, tránh cho cá ăn dư thừa thức ăn gây ô nhiễm nước.
- Bạn nên sử dụng riêng biệt các dụng cụ cho từng ao nuôi khác nhau.
- Bạn nên tránh gây sốc cá do nhiệt, độ pH,…
- Bạn không nên nuôi chung cá koi với các loài cá khác có khả năng cao mang mầm bệnh.
- Bạn cần vệ sinh ao thường xuyên bằng vôi bột. Nếu độ pH<7, bón 2kg vôi/100m3 nước, nếu độ pH từ 7 đến 8,5 bón 1kg vôi/100m3, bạn cần bón vôi định kỳ từ 2 đến 4 lần/tháng. Pha nước vôi loãng và tạt đều khắp ao để tiêu diệt mầm bệnh có trong ao.
- Bạn nên trộn kháng sinh vào thức ăn cho cá ăn vào thời điểm giao mùa hoặc trước lúc vận chuyển cá.
- Khi cá koi yếu hoặc cá có dấu hiệu bị bệnh (điều này thường xảy ra khi cá bị thay đổi môi trường nuôi khác), ngâm cá koi với Oxytetracyclin với liều lượng 10g/100 lít nước, ngâm liên tục từ 5 đến 7 ngày. Trong thời gian điều trị, bạn không được nuôi mật độ cá quá nhiều và không được cho cá ăn.
Trên đây là các triệu chứng của cá koi bị nổi gân máu, cách điều trị cá koi bị nổi gân máu cũng như cách phòng ngừa tình trạng nổi gân máu ở cá koi. Hy vọng cá thông tin hữu ích này sẽ giúp được cho bạn.
Xem thêm các topic liên quan:
Nguyên Nhân Cá koi Bị Tuột Nhớt Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
Nguyên Nhân Cá Koi Bị Lở Loét Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
Nguyên nhân cá koi bị rận – Cách điều trị bệnh rận ở cá koi
Phong Đoàn người nuôi cá koi, có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc cá, ngoài ra a cung cấp các loại cá koi đẹp tại khu vực hồ chí minh