Cách Nuôi Cá Lóc

Cách Nuôi Cá Lóc Trong Ao Đất, Bể Lót Bạt Và Bể Xi Măng

Cách Nuôi Cá Lóc ,
4.6/5 - (13 bình chọn)

Có rất nhiều cách nuôi cá lóc hiện nay, các cách này điều mang lại năng suất cao cho bà con. Tuy nhiên vẫn có nhiều bà con còn phân vân không biết nên lựa chọn cách nuôi cá lóc nào thì hợp lý và phù hợp với điều kiện gia đình mình. Vì thế mà bà con nên đọc ngay bài viết này, tôi sẽ chia sẽ cho bà con 3 cách nuôi cá lóc trong ao đất, bể lót bạt và nuôi cá lóc trong bể xi măng.

Đặc điểm sinh học của cá lóc

Cá lóc là giống cá có tính dữ, chúng ăn tạp và chúng chủ yếu là ăn động vật và chúng là loài có kích thước chon dài. Cá lóc sinh sống phổ biến ở môi trường nước ngọt như ở: kênh rạch, ao hồ, đầm, sông, đồng ruộng, …

Thậm chí cá lóc còn có thể thích nghi được trong môi trường nước bị ô nhiễm như: nước tù, nước đục hay nước lợ ở cửa sông. Vào những ngày thời tiết nóng nực, cá lóc có thể chịu được nhiệt độ nước ở mức trên 30 độ C.

Cá lóc là loài cá ưa thích những khu vực nước có rong đuôi chó, cỏ và bèo vì những khu vực này thường tập trung nhiều con mồi và là nguồn thức ăn yêu thích của cá lóc. Vào mùa hè ấm áp, cá lóc thường bắt mồi ở mặt nước.

Vào mùa đông lạnh, chúng thường hoạt động bắt mồi chủ yếu ở tầng nước sâu. Cá lóc nuôi thương phẩm nếu như được chăm sóc kỹ và cho ăn một cách ầy đủ thì chúng sẽ lớn rất nhanh và có thể đạt trọng lượng từ 0.8  đến 1.2 kg/con chỉ sau 6 tháng nuôi.

Hiện nay, bà con có thể áp dụng nuôi cá lóc với rất nhiều mô hình khác nhau như: nuôi cá lóc bể xi măng, bể lót bạt, ao đất… tùy vào điều kiện cụ thể nhưng những môi hình này vẫn cho năng suất cao.

Nuôi cá lóc trong ao đất

Bà con có thể đào ao đất mới hoặc cũng có thể sử dụng lại ao đất cũ để nuôi cá lóc. Diện tích ao nuôi cá lóc có thể dao động từ 100 đến 1000 m2 là hợp lý, điều này để tiện cho công tác quản lý, chăm sóc cá và thu hoạch cá lóc. Đê bờ ao nuôi cá lóc cần cao lên để tránh cho cá có thể bơi ra ngoài vào mùa nước lớn.

Trước khi thả cá lóc nuôi bạn cần phải vệ sinh ao nuôi theo các bước sau đây:

  • Tiến hành tát cạn ao nuôi, loại bỏ các loài cá tạp và cá dữ ra khỏi ao, tránh cho chúng cạnh tranh thức ăn với cá lóc.
  • Bạn bón vôi với lượng 10 đến 15 kg / 100 m2 để tiêu diệt các mầm bệnh và khử phèn chua cho ao.
  • Phơi ao từ 2 đến 3 ngày, việc này đảm bảo tiêu diệt hết các mầm bệnh có trong ao, sau đó bạn đưa nước vào ao nuôi cá lóc với độ sâu khoảng 1.5 đến 2 m trước khi tiến hành thả cá lóc vào.
  • Do nguồn thức ăn của cá lóc chủ yếu là động vật nên bà con không cần gây màu nước.

Nuôi cá lóc trong bể lót bạt

Nuôi cá lóc trong bể lót bạt cũng tương tự như cách nuôi cá lóc trong ao đất. Tuy nhiên, bà con cần phải chú ý một số yếu tố dưới đây:

  • Nên chọn vị trí đặt bể nuôi cá lóc gần với sông, ao, hồ… điều này sẽ thuận tiện hơn cho công tác thay nước cho bể.
  • Nên chọn khu đất trống để tiến hành xây bể nuôi cá cá lóc. Dựng các trụ xung quanh và rào bằng tre hoặc đắp đất cao xung quanh bể nuôi. Bạn trải bạt ở dưới đáy bể kết hợp với rào lưới xung quanh bể nuôi để tránh cho cá lóc nhảy ra ngoài. Bể nuôi cao 1.2 m và bạn cần duy trì mức nước trong bể từ 0.8 đến 1 m.
  • Phía trên bạn cần lắp mái che nắng, che mưa, việc này giúp tạo bóng râm cho cá.
  • Đáy bể bạn nên xây nghiêng về phía cống thoát nước. Cống được đặt dưới đáy bể và có lắp đặt lưới lọc để tránh cho cá có thể chui ra ngoài.
  • Lắp thêm máy bơm để công tác cấp nước có thể diễn ra nhanh chóng và chủ động hơn.
  • Nuôi cá lóc trong bể lót bạt rất dễ làm cho nguồn nước nuôi bị ô nhiễm, do vậy bạn cần tiếng hành thay nước một cách thường xuyên, mỗi lần thay nước bạn thay từ 1/3 đến 1/2 lượng nước có trong bể.
  • Tỷ lệ hao hụt cá lóc khi được nuôi trong bể lót bạt sẽ lớn (xấp xỉ 40%) so với nuôi cá lóc trong ao đất, vì thế bạn nên lưu ý chăm sóc cá thật kĩ lưỡng để giảm thiểu những thiệt hại không đáng có trong thời gian nuôi.

Nuôi cá lóc trong bể xi măng

Nuôi cá lóc trong bể xi măng bạn có thể tận dụng bể nuôi cũ hoặc có thể sử dụng bể mới đều được. Tuy nhiên nếu bạn xây mới bể nuôi cá lóc bằng xi măng bà con cần tiến hành ngâm bể và phải cọ rửa bể xi măng để khử hết mùi xi măng rồi mới tháo nước để có thể cuốn trôi hết các vụn xi măng ra khỏi bể nuôi.

Bạn sử dụng dung dịch thuốc tím và rắc lên thành bể xi măng để diệt khuẩn và tiêu diệt các mầm bệnh gây hại cho cá lóc rồi sau đó cọ rửa lại bể trước khi tiến hành cấp nước vào nuôi cá.

Bể xi măng nuôi cá lóc phải đảm bảo trang bị cống cấp thoát nước riêng để thuận tiện cho công tác thay nước thường xuyên. Mực nước trung bình trong bể xi măng nuôi cá lóc duy trì từ 0.8 đến 1 m là hợp lý.

Giỏ Hàng

0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Hit Enter to search or Esc key to close