hồ cá koi bị thấm nước

Nguyên nhân khiến hồ cá koi bị thấm nước và cách khắc phục

hồ cá koi bị thấm nước , ,
4.8/5 - (24 bình chọn)

Có rất nhiều nguyên nhân khiến hồ cá koi bị thấm nước chẳng hạn như: thời tiết, mật độ cá koi, nền móng của hồ, kỹ thuật thi công kém, bê tông kém chất lượng, … Để khắc phục tình trạng hồ cá koi bị thấm nước rất đơn giản, cùng tìm hiểu hai cách siêu đơn giản dưới bài viết này để khắc phục kịp thời tình trạng thấm nước của hồ cá nhé.

Nguyên nhân khiến hồ cá Koi bị thấm

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến hồ cá koi bị thấm mà bạn cần chú ý:

  • Do thời tiết: Đặc điểm kết cấu của bê tông cốt thép là chúng biến dạng co nở một cách thường xuyên dưới tác động của thời tiết. Khi trời nóng thì be tông nở ra, trời lạnh thì bê tông co lại, khi gặp không khí ẩm thì chúng nở ra, khi không khí lạnh thì chúng co lại, ban ngày nở còn đêm sẽ co lại, khi mưa bê tông sẽ nở khi nắng sẽ co, mùa hè nở và mùa đông co,…
  • Do nền móng của hồ: Móng hồ bị lún hoặc không đều.
  • Do mật độ cá quá nhiều: Tải trọng của cá vượt sức chứa của hồ có tác động ảnh hưởng lớn tới bề rộng của các khe nứt và sự phân bố vết nứt.
  • Do thi công tại khe co giãn có chất lượng kém.
  • Khi thi công bê tông bị rỗ: điều này dễ xảy ra khi thi công không kiểm soát được lượng bê tông đổ và hồ cá koi.
  • Hồ cá koi bị thấm nước do bị nứt nguyên nhân là các tác nhân vật lí từ các phương tiện xung quanh hồ cá koi.
  • Lớp vật liệu chống thấm sử dụng lâu ngày và đã bị hư hỏng dẫn đến hồ cá koi bị thấm nước.

Phương pháp xử lý hồ cá Koi đã bị thấm

Sử dụng màng tự dính

Phương pháp sử dụng màng tự dính thích hợp cho các hồ cá koi đang trong giai đoạn thi công mới hoặc những hồ cá koi đã bị thấm nước và cần khắc phục xử lý.

Màng tự dính là kỹ thuật chống thấm rất phổ biến và được nhiều gia chủ sử dụng vì sự tiện lợi cũng như dễ dàng sử dụng và thi công. Khi cần sửa chữa hồ cá koi bị thấm nước hoặc rò rỉ nước thì đây là phương pháp tốt nhất và dễ thực hiện.

Những ưu điểm của phương pháp sử dụng màng tự dính để khắc phục hồ cá koi bị thấm nước:

  • Màng tự dính có thể thi công trực tiếp và tự làm mà không cần gia nhiệt, khò nóng.
  • Hiệu quả chống thấm của màng tự dính triệt để, có tuổi thọ khá cao.
  • Độ bám dính của màng tự dính tốt và quan trọng hơn là nó không kén vật liệu thi công.
  • Bạn có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí khi sử dụng phương pháp này.

Tuy nhiên, sử dụng màng tự dính cũng có một số nhược điểm như sau:

  • Khi sử dụng màng tự dính yêu cầu thợ phải có tay nghề, kỹ thuật cao khi kết nối các mét màng với nhau.
  • Cần được thi công trên các bề mặt bằng phẳng.

Sử dụng màng chống thấm HDPE

Sử dụng phương pháp màng chống thấm HDPE rất thích hợp với hồ cá koi đang trong giai đoạn mới thi công và những hồ koi đã bị thấm nước và cần khắc phục xử lý kịp thời.
Để thi công hồ cá koi có lót bạt chống thấm HDPE bạn cần sử dụng phương pháp hàn nhiệt khí nóng hoặc sử dụng keo dán nhiệt. Đặc biệt bạn không cần đổ bê tông đáy hồ.

Các bước thi công và sử dụng màng chống thấm HDPE:

  • Bước 1: Đào hồ cá koi theo thiết kế.
  • Bước 2: Xây thành hồ koi.
  • Bước 3: Lót cát mịn và san phẳng đáy hồ sao cho bằng phẳng không có vật sắc nhọn, gồ ghề.
  • Bước 4: Trải bạt hay màng chống thấm HDPE sao cho phủ kín đáy hồ tràn ra phần viền hồ.

Với phương pháp thi công hồ cá koi bằng màng chống thấm HDPE giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn phương pháp đổ bê tông cốt thép ở đáy hồ và chi phí chống thấm cho hồ. Đặc biệt bạn không cần phải ngâm hồ, tuổi thọ của hồ cao và không lo bị sụt lún, nứt gãy hồ koi.

Gợi ý đọc các chủ đề khác liên quan:
Bật mí cách xử lý nước hồ cá koi bị vàng hiệu quả và an toàn
Nguyên Nhân Nước Hồ Cá Koi Có Mùi Tanh Và Cách Xử Lý
Bật mí cách trồng hoa súng trong hồ cá koi đơn giản

Giỏ Hàng

0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Hit Enter to search or Esc key to close