Bật Mí Kỹ Thuật Ương Cá Koi Đạt Tiêu Chuẩn Nhật

Bật Mí Kỹ Thuật Ương Cá Koi Đạt Tiêu Chuẩn Nhật

Bật Mí Kỹ Thuật Ương Cá Koi Đạt Tiêu Chuẩn Nhật , ,
4.7/5 - (19 bình chọn)

Bài viết này chia sẽ cho bạn kỹ thuật ương cá koi đạt chuẩn từ các chuyên gia có kinh nghiệm nuôi cá koi lâu năm. Bạn sẽ được tìm hiểu từng giao đoạn từ chuẩn bị ương cá bột như thế nào, và cách ương cá giống ra sao? Cần lưu ý gì khi ương cá koi? Hãy đọc bài viết này và áp dụng các kỹ thuật ương cá koi tại nhà đạt hiệu quả cao.

Giai đoạn chuẩn bị ương cá bột

Ao ương

Khi bắt đầu thực hiện kỹ thuật ương cá koi bạn cần chuẩn bị ao hồ được vệ sinh sạch sẽ, gây màu cho nước ao vì đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của kỹ thuật ương cá koi.

Tùy thuộc vào mặt bằng sẵn có mà bạn có thể chuẩn bị ao ương từ 500 đến 1000m2, ao có thể sâu từ 1 đến 5m. Bạn cũng nên thiết kế phần đáy ao hơi nghiêng về hườn cống, mặt ao hồ thong thoasngg và không có cây râm xung quanh.

Bạn cần tiến hành vét bùn ở đáy ao hồ trước khi tiến hành thả cá ương vào ao. Cải tạo ao sao cho không có lỗ hở, khoảng trống và cá ống phải được lắp kín. Bạn cũng nên rào lưới xung quanh để ngăn chặn các động vật khác có thể làm hại ao cá ương.

Cần tiến hành bón vôi trong ao, liều lượng được khuyên sử dụng là từ 10 đến 15kg/100m2. Bước này đặc biệt quan trọng vì giúp bạn diệt các loại vi khuẩn gây bệnh có trong ao và giúp cải tạo lớp đáy ao.

Bạn cũng cần chuẩn bị nước cho ao hoặc hồ ương bằng cách lọc kỹ với màng lướt mịn. Khi nước có độ pH từ 6,5 đén 8,5 ban có thể tiến hành thả cá ương vào ao.

Cá bột ương

Trứng cá koi khi mới sinh sản có độ dính, hình tròn và màu vàng đục, đường kích của trứng từ 1,2 đến 1,3mm. Thời gian để phôi phát triển là từ 36 đến 40 giờ ở nhiệt độ nước là 28 đến 30 độc C. Lúc này bạn có thể lấy trứng cá koi cho vào thau khác để ấp trứng ương.

Bạn cần thường xuyên tạo cá dòng nước chảy nhẹ nhàng trong thau hoặc có thể thay nước bằng lượng nước đã chuẩn bị sẵn từ trước. Lưu ý cho bạn là thau ấp trứng cá koi cần được sục khí liên tục và cần tránh để thau dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời.

Sau 24 giờ sau khi thụ tinh bạn sẽ thấy trứng xuất hiện hai đốm đen nhỏ, là mắt của cá koi. Để trứng có tỷ lẹ nở cao bạn cần cung cấp càng nhiều oxy càng tốt. Khi có đủ oxy, các enzym được tiết ra để làm phát vở màng trứng.

Khi cá koi bắt đầu nở mà môi trường trong thau có xuất hiện các lớp màng hoặc váng có thể dẫn đến cá koi con chết hàng loạt.

Giai đoạn này bạn cần theo dõi và chăm sóc cá koi kỹ hơn vì khi mới nở, cá koi hoạt động còn yếu và hạn chế, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn cũng kém.

Giai đoạn ương cá koi giống

Nên thả cá bột ương vào thời gian nào?

Bạn nên thả cá bột vào khoảng sáng sớm từ 6 đến 7 giờ sáng trong vòng 24 giờ khi bạn lấy nước ao/hồ, điều này giúp bạn hạn chế sự xuất hiện của cá bột như nòng nọc, giáp xác chân chèo, bắp cày,…

Nếu trong vòng 2 ngày sau khi lấy nước mà bạn chưa thả cá bột vào thì cần tiến hành cải tạo ao/hồ lại từ đầu rồi mới thả cá vào. Mật độ thả cá ương theo kỹ thuật ương cá koi là khoảng 300 đến 500 con/m2.

Cách thả cá bột như thế nào?

Trước khi bạn tiến hành thả cá bột vào ao, bạn cần ngâm túi chứa cá bột khoảng 10 đến 15 phút để cá bột không bị sốc nhiệt nước, sau đó bạn từ từ thả cá bột vào ao.

Nếu bạn sử dụng bịch nilon để đựng cá bột, bạn cần thảo túi nilon xuống ao từ 10 đến 15 phút cho chúng thích nghi với môi trường trong bịch và ao rồi mới mở miệng bịch cho cá từ từ vào ao.

Nếu bạn sử dụng thua hoặc thùng chứa cá bột, bạn cần thêm một lượng nước từ ao vào trong thau hoặc thùng cho cá làm quen với môi trường nước mới, sau đó khoảng 10 đến 15 phát bạn chuyển thau/ thùng cá xuống, từ từ nghiêng cho cá vào ao.

Chăm sóc cá bột ương như thế nào?

  • Lưu ý về thức ăn

Ở giai đoàn cá ương, bạn cần cung cấp thức ăn tự nhiên cho cá, cần diệt sạch các nguồn cá tạp khác.

Sau khi thả cá ương vào ao được vài ngày, bạn cần điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp với như cầu của chúng. Cá ương khi được 10 ngày tuổi, bạn cung cấp trứng lòng đỏ cho chúng.

Khi cá koi được 11 đến 20 ngày tuổi bạn có thể cho chúng ăn bột cá, bột đậu nành và cám. Từ 21 ngày tuổi, bạn cần giảm lượng bột đậu nành và cho ăn bột cá và cám với tỷ lệ 1:1.

  • Lưu ý về nước

Trong kỹ thuật ương cá koi thì bạn cần lưu ý quản lý màu nước nuôi. Luôn giữ cho nước có màu xanh non, khi thấy nước nuôi bẩn bạn có thể thay khoảng 30% lượng nước.

  • Lưu ý về phòng bệnh cho cá ương

Để phòng bệnh cho cá ương bạn cần lưu ý từ khâu chuẩn bị ao cá đẻ, ao ương, bể đẻ,… Khi bạn phát hiện cá ương có sấu hiệu bất thường hoặc bị bệnh bạn cần cách ly và điều trị từ bác sĩ thú ý.

  • Lưu ý về thu hoạch

Khi bạn nuôi cá ương được khoảng 4 đến 5 tháng, cá bắt đầu phá triển phần kỳ, vây, màu sắc theo koi bố mẹ, lúc đó bạn có thể thu hoạch và đem bán.

Tham khảo các bài viết liên quan:
Hướng dẫn Nuôi Cá Koi Trong Nhà Mà Cá Vẫn Khỏe Mạnh
Có Nên Cho Muối Vào Hồ Koi Không Cách Cho Muối Như Nào
Cá Koi Nuôi Bao Lâu Thì Lớn? Kinh Nghiệm Nuôi Cá Koi

Giỏ Hàng

0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Hit Enter to search or Esc key to close